Contents
Xe nâng tay ngày càng được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi và an toàn trong việc di chuyển hàng hóa. Thiết bị này giúp giảm sức lao động và nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên, ít người biết rằng để xe hoạt động hiệu quả là nhờ vào hệ thống thủy lực bên trong. Vậy cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn để hiểu rõ nguyên lý hoạt động của thiết bị này.
Xem thêm: Cách chỉnh áp bơm thủy lực máy xúc
Bơm thủy lực xe nâng tay là gì?

Bơm thủy lực xe nâng tay là bộ phận cơ khí quan trọng, có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng thủy lực. Khi trục bơm quay, nó tạo ra áp suất cao, truyền đến xi lanh thủy lực để thực hiện thao tác nâng hạ hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả.
Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay
Bơm thủy lực là bộ phận quan trọng nhất của xe nâng tay, giúp tạo lực nâng hạ hàng hóa. Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay bao gồm 9 chi tiết chính, mỗi bộ phận giữ một vai trò riêng biệt nhưng phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định:
Lò xo bơm
Làm từ thép cường lực có độ đàn hồi cao, giúp hút dầu và đưa tay gạt về vị trí ban đầu sau mỗi lần sử dụng.
Nắp chụp lò xo
Được thiết kế dạng sóng gân bằng thép dập, có chức năng bảo vệ lò xo và ty bơm, đồng thời làm bệ đỡ cho cụm bơm.
Ty bơm nhỏ
Làm từ thép cacbon mạ crom, có chức năng hút và đẩy dầu thủy lực từ buồng bơm vào xi lanh.
Phốt ben làm kín (Sin phốt)
Làm từ cao su chuyên dụng, có nhiệm vụ ngăn bụi bẩn, làm kín hệ thống và duy trì áp suất thủy lực ổn định.

Cò đạp/xả
Tác động trực tiếp lên van xả, giúp điều khiển thao tác hạ càng nâng khi cần thiết.
Van đóng mở
Điều tiết dòng chảy của dầu thủy lực trong hệ thống, đảm bảo các thao tác nâng – hạ diễn ra nhịp nhàng.
Xi lanh bơm
Phối hợp với ty bơm để tạo ra áp suất đẩy dầu trong hệ thống thủy lực.
Ty ben lớn
Chịu lực chính từ hệ thống, giúp nâng khung càng lên theo áp suất dầu. Được thiết kế phù hợp với tải trọng của từng dòng xe.
Bi đầu xoay
Nằm trên ty ben, giúp quá trình nâng hạ diễn ra mượt mà, ổn định, giảm ma sát khi khung càng chuyển động.
Nguyên lý hoạt động của bơm thuỷ lực xe nâng tay
Tuy cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay có phần phức tạp, nhưng nguyên lý hoạt động lại khá đơn giản và dễ hiểu. Khi người dùng kích bằng tay hoặc chân, lực cơ học được truyền tới ty bơm nhỏ, đẩy chất lỏng thủy lực (dầu) vào buồng chứa. Lúc này, van một chiều mở ra để dầu đi qua và ngay lập tức đóng lại, ngăn không cho dầu chảy ngược.

Áp lực từ dầu nén đẩy ty ben lớn đi lên, kéo theo càng nâng nâng hàng hóa lên cao. Mỗi lần kích, ty ben tiếp tục được đẩy cao hơn. Khi cần hạ hàng, người điều khiển mở van xả, cho phép dầu chảy ngược về và càng nâng hạ xuống vị trí ban đầu.
Một số lỗi thường gặp ở bơm thuỷ lực xe nâng tay
Giống như nhiều thiết bị cơ khí khác, bơm thủy lực xe nâng tay sau một thời gian sử dụng có thể phát sinh lỗi do hao mòn hoặc hỏng hóc. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:
- Bơm nâng được nhưng nhanh chóng tụt xuống.
- Ty ben bị xì nhớt, rò rỉ dầu thủy lực.
- Không thể hạ càng dù đã thao tác xả van.
Khi gặp những sự cố này, bạn nên tiến hành phục hồi bơm thủy lực xe nâng tay hoặc toàn bộ hệ thống thủy lực để đảm bảo xe vận hành ổn định và kéo dài tuổi thọ. Trước khi tiến hành sửa chữa, hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chuyên dụng và phụ tùng thay thế chính hãng để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, an toàn.
Cách phục hồi bơm thủy lực xe nâng tay hiệu quả
Ngay cả khi bạn không có kinh nghiệm kỹ thuật, chỉ cần làm theo đúng các bước dưới đây, bạn vẫn có thể phục hồi bơm thủy lực xe nâng tay một cách hiệu quả:
Bước 1: Tháo tay bơm và trụ bơm
Tháo dây xích khỏi cò xả.
Gạt tay bơm xuống thấp, dùng tua vít xỏ vào hai lỗ nhỏ để chặn lò xo và rút cốt tay bơm ra.
Xác định ba điểm giữ trụ bơm: hai bên bệ đỡ (chốt 5 ly) và đầu ty ben.
Dùng búa, đục và bộ lục giác để tháo trụ bơm khỏi khung xe.
Bước 2: Rút ty ben và vệ sinh
Rút ty ben lớn và ty bơm nhỏ ra khỏi thân bơm.
Dốc ngược bơm để xả hết dầu nhớt cũ.
Dùng mở lết tháo nắp thân bơm, sau đó lấy sin phốt cũ ra bằng dụng cụ chuyên dụng.
Vệ sinh sạch các chi tiết bên trong.
Bước 3: Thay sin phốt mới
Làm sạch các khe lắp phốt, đảm bảo không có bụi bẩn hoặc vật thể lạ.
Kiểm tra kích thước và mã phốt cũ để chọn mua sin phốt mới đúng thông số.
Lắp phốt mới đúng vị trí và đúng chiều chức năng của từng loại phốt.
Bước 4: Lắp lại các bộ phận
Vặn chắc nắp thân bơm, lắp lại ty bơm và ty ben.
Đưa trụ bơm trở lại khung xe, gắn các chi tiết đúng vị trí ban đầu.
Lưu ý: chốt tay bơm có lỗ để xỏ dây xích qua.
Mở ốc phía sau trụ bơm và châm dầu thủy lực mới cho đến khi dầu đầy miệng lỗ, rồi siết chặt ốc lại.
Bước 5: Xả khí và thử tải
Bóp giữ tay xả, gạt tay bơm lên xuống nhiều lần để đẩy hết khí ra khỏi hệ thống.
Kéo nâng càng và thử nâng tải.
Đánh dấu vị trí ty ben, chờ 5–10 phút. Nếu ty không tụt xuống, tức là phục hồi bơm thủy lực đã thành công.
Xem thêm: Phụ tùng bơm thủy lực